Thứ Năm, 23 tháng 7, 2009

    CÒN BAO NHIỀU CÔNG NHÂN SẼ BỊ THIỆT MẠNG ĐÂY? CÁC TỜ BÁO ĐÂU HẾT RỒI?

    Tại công trình xây dựng tòa nhà cao nhất Việt Nam, tòa nhà Keangnam, chỉ trong 2 ngày liên tiếp, 4 công nhân bị thiệt mạng vì cùng một tai nạn.

    Ngày 22/7, anh Hoàng Văn Tạo (SN 1966, ở Kim Bôi, Hòa Bình) và anh Bùi Văn Dương (SN 1987 ở Lạc Sơn, Hòa Bình) rơi từ tầng 13 xuống

    Ngày 23/7, anh Lâm Văn Hiền (SN 1986, thường trú tại Nam Định) và anh Võ Ngọc Hường (SN 1968, thường trú tại Quảng Nam) rơi từ tầng 5, rơi xuống sàn tầng 4

    Năm 2007, khi tòa nhà được khởi công xây dựng, các báo đã đồng lọat đăng tin về một tòa nhà cao nhất Viêt Nam (cao hàng thứ 17 thế giới) chuẩn bị xây dựng. Vào tháng 11 năm 2208, các báo lại một lần nữa lại có dịp đưa tin về tòa nhà này khi một nhóm cựu chiến binh gửi thư thách cược 100 tỷ đồng về tiến độ xây dựng. Và lần này, trong 2 ngày liên tiếp, 4 công nhân bị tử nạn khi lao động thì các báo lại rất ít đưa tin hoặc tin rất ngắn.

    Điểm qua thì chỉ có một số báo (VNN, VNE, DT…) đưa tin vắn tắt, còn các tờ khác cũng chỉ là dẫn tin. Ngay cả Pháp Luật cũng chỉ dẫn nguồn từ VNN. VÌ SAO? Những tờ báo đâu mất rồi? hay chỉ là bởi tin này không “hot” bằng vụ cá cược? (trong khi chính khi đó, ông Bùi Văn Chiểu - Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết: “Đây là sự việc rất nghiêm trọng”), hay bởi vì tai nạn lao động bây giờ xảy ra quá nhiều nên chuyện này trở thành chuyện thường? hay mạng của 4 người công nhân này quá nhỏ bé trước tòa nha “cao nhất nước VN”?

    Điều tra nguyên nhân vụ việc là việc của các cơ quan có trách nhiệm, mọi người không hy vọng nhà báo đóng vai thám tử nhưng 1 tai nạn nghiêm trọng xảy ra trong vòng 2 ngày chẳng lẽ những người làm báo không đặt câu hỏi VÌ SAO? Trước hết là vì sao tại nạn lại xảy ra liên tiếp như thế. Chẳng lẽ tai nạn xảy ra người ta lại không rút kinh nghiệm? Điều kiện lao động của công nhân như thế nào? Họ có làm việc trong môi trường an toàn không? Hay ít ra họ có bảo hiểm không? Những công nhân xấu số, người thân của họ sẽ được hỗ trợ như thế nào?.... Người ta muốn biết về họ như thế nào trước, chứ khoan nói đến chuyện trách nhiệm. Thế mà chẳng thấy tờ báo nào đã động đến những điều đó (tờ VNN có đưa tin về hòan cảnh gia đình anh Hường, nhưg rất vắn tắt) Vô lương tâm hơn, tờ Dân Trí khi chưa có kết luận của cơ quan điều tra đã dám khẳng định “vì nguyên nhân bất cẩn trong lao động, khiến 4 công nhân thiệt mạng

    Trong tình hình “bão táp” vừa qua, nhiều người đã dần mất lòng tin vào những người làm báo, và bây giờ, cái lòng tin ít ỏi đó lại càng thêm lung lay

    Thứ Tư, 22 tháng 7, 2009

    Lời của giòng sông



    Bây giờ mà còn giới thiệu về album này thì có lẽ là quá quá quá cũ rồi nhưng ngạc nhiên là mặc dù nó đã quá quá quá cũ (và hay) thế mà rất ít những người nghe qua nó. Hỏi 1 người, 2 người, 3 người… và ai cũng lắc đầu (…). Có lẽ mọi người bận rộn quá chăng?

    Nhắc album này tôi nhớ đến “Dạ khúc dương cầm” của Lê Hiếu (qua blog của Trang NEU). Tất nhiên không có ý định so sánh vì sẽ rất khập khễnh. Một bên là đệm piano, một bên là guitar và “Dạ khúc dương cầm” chỉ có vài bài của Trịnh Công Sơn. Chỉ nói đến một khía cạnh, đó là cùng hát một dòng nhạc, cùng một phong cách acoustic nhưng (với tôi) có một sự khác biệc rõ rệt. Phong cách acoustic cho thấy rõ ràng tài năng của người nghệ sĩ do đó cần một giọng ca có “nội lực” để kết hợp với phần nhạc vốn không được cầu kì trong khi đó giọng hát Lê Hiếu (lại với tôi) quá “nhẹ”, quá bay bay (lời bạn Trang NEU khen) cũng như một bức tranh đẹp nhưng lại tô điểm bằng một màu sắc nhợt nhạt, không thổi được “hồn” vào các bài hát vốn đã quá hay của TCS.

    Tôi vốn cứng đầu nên trước giờ chỉ “tín nhiệm” nhạc Trịnh Công Sơn bằng mỗi giọng Khánh Ly. Ngay cả Hồng Nhung cũng không làm tôi “phục” (tôi chỉ thấy HN hát hay nhưng chưa "hồn") nhưng nghe qua album này thì quá bất ngờ. Không hẳn vì phần đệm quá hay, cũng không hẳn vì giọng hát Trần Thu Hà và Thu Phương quá “đỉnh”. Album có một chút gì đó cảm giác “kiểu cũ” của Khánh Ly xưa nhưng lại hòan toàn mới mẻ của phong cách và giọng hát. Tất cả quyện lại đưa người nghe vào một cảm giác bình yên nhẹ nhàng của những bài hát tuyệt vời TCS.

    Thành thật mà nói, có một số bài (chỉ một số thôi ạ) vẫn không có cảm giác trọn vẹn. Có cảm giác như chạm phải vị đằng đến mức nổi cả da gà (oh, mà tôi không muốn làm mất cảm giác của bạn. Đánh giá là ở bạn với lại cảm xúc thì rất là chủ quan)

    Có những buổi lái xe đêm, không gian tối đen với 2 bên đường là rừng cây đứng thinh lặng. Chỉ có ánh đèn và con đuờng trước mặt làm bạn. Một cảm giác trơ trọi, cô đơn, tưởng như cả thế giới chỉ còn mình ta. Những bài hát TCS nhẹ nhàng cất lên như vỗ về, an ủi đưa ta lại những khoảng trời hạnh phúc. Chợt cảm thấy ấm áp lạ

    Một buổi tối lành lạnh nào đó. Bên ngoài trời rất tối, rất lặng, cũng có thể có mưa nhè nhẹ với những hạt thỉnh thỏang hắt vào cửa sổn, tắt hết đèn và bật nhạc lên. Lòng thật thư thái, tạm để hết những vọng đọng của đời thường ngòai cửa sổ. Khi ấy lòng chợt bình yên biết bao. Cơn ngủ đến nhẹ nhàng, bình thản và sáng dậy chợt nhận ra mắt mình hãy còn ướt

    hình

    Download

    Thứ Hai, 20 tháng 7, 2009

    Cơm đạm bạc cho những ngày nhêt nhạt

    Thôi, để mình thú nhận luôn. Mình vốn…lười. Những chuyện nấu ăn bếp núc thật ra là chuỵên bất đắc dĩ. Nhưng sống độc thân nó khổ thế đấy. Con người ta vốn không thể không…ăn (mà con người ta ấy lại vốn…tham ăn) Mình quan niệm là, việc gì cũng nên nhìn vào mặt tích cực của nó (look at the bright side). Ví dụ hồi đó mình cũng ghét học lắm nhưng lại nghĩ đi học thì được gặp…gái đẹp. Bạn cứ để ý đi, hầu như ở bất cứ lớp nào thời còn đi học (nhất là thời học phổ thông), trong lớp lúc nào cũng có 1 hoặc 2 nhân tố nổi trổi (cả nam lẫn nữ) vừa đẹp vừa học giỏi. Cái nhân tố đó lúc nào cũng là trung tâm thu hút của phái kia và là tâm điểm của đố kỵ hay ngưỡng mộ của bọn cùng phái. Vậy thì mình “chiếm” được hay nói cho văn vẻ là mình “kết bạn” được với cái “nhân tố” ấy thì có gì khoái bằng, có gì “vẻ vang” bằng. Ấy, cái “mục tiêu” học tập của mình là thế ấy. Quay trở lại chuyện bếp núc, mình chả khóai nấu cho lắm, mình khóai có người nấu cho mình ăn hơn nhưng rồi mình (buộc) phải nấu. Với cái quan niệm nhìn vào mặt tích cực, mình phải gỡ gạc lại chút gì chớ, cho nên mình mới chụp hình để đem đi…khoe hehehe (Mọi người vỡ mộng rồi nhe). Và có một thời gian (ai cũng phải có), mình chả muốn ăn chút nào, và dĩ nhiên là chả muốn…nấu. Nhưng cái sự độc thân nó có cái hay (hay là hại đây) của nó. Mình quen ăn ngon rồi, hay ít ra là ăn cho tươm tất. Mỗi lần đụng chuyện bếp núc là cứ như ma ám vậy, đơn giản như ăn mì gói thôi mà nó bắt mình phải làm cho tươm tất. Nhưng cái lười thì nó thường đẻ ra…sáng kiến. Vậy cho nên mới ra món này

    Cơm thịt rô-ti, canh mồng tơi

    Đặc điểm: nhanh, gọn, ngon, bổ, rẻ, khỏe (chà.....!)

    Cách làm: Những bạn nào…lười thì sau đây chú ý nha (nhưng chắc những bạn đọc blog này thì sẽ chẳng chú ý đâu, nhỉ)

    Canh mồng tơi: Lường 1 tô nước, 1 nắm tôm khô, cho vào nồi, bắt lên. Đến khi nước sôi, thả rau, tắt bếp, nêm lại cho vừa ăn. Vậy là xong tô canh

    Thịt rô ti: mắc công hơn tí nhưng cũng đơn giản. Thit, thịt gì cũng được (heo, gà...) xắt miếng nữa bàn tay cho vừa ăn, bắt chảo dầu, chiên lên. Trong khi chiên, làm một chén nước mắm sause bao gồm (dành cho khỏang 5 miếng thịt)
    nước mắm 3 muỗng
    nước lạnh 15 muỗng hay 1/3 chén nước (gấp 5 lần)
    đuờng , 2 muỗng
    tỏi, đập dập, xắt nhuyễn, nhiều thì tốt, càng thơm
    sả, ngũ vị hương, ớt, một ít (không có cũng không sao)

    Vậy là xong. Làm xong chén nước mắm thì thịt trong chảo cũng chín, giòn
    Chắt dầu ra hêt, chỉ chừa lại 1 ít, vặn lửa nhỏ, đổ chén sause vào, đậy nắp he hê, chờ chừng 7 phút, thỉnh thỏang đảo cho đều. Vậy là xong. Tắt bếp

    Thế đấy, 2 món này mình làm chừng 15', mọi nguyên liệu đều có sẵn,dễ kíim, nhanh gọn, lẹ làn. Và thành quả là đây:

    hình

    P.S: phải trung thực môt chút. Tô canh mồng tơi này là do bác ở nhà. Rau ở Mẽo này mắc điên lên ấy chứ.

    Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2009

    Cười bể bụng

    Không biết cái bạn Thúy Hạnh sáng tác này có liên quan gì đến Thúy Hạnh người mẫu không nhưng bài hát của bạn quả là có một không hai. Lời ca giai điệu nghe "hay" không thua mấy bài hát Đảng
    "anh mãi là một vì sao sáng, anh mãi là một nữa vầng trăng" (Tại sao chỉ có 1 nữa mà không là nguyên 1 vầng trăng? Chịu) cất lên lại làm người nghe liên tưởng đến...(đến ai đây?)
    Mọi người ráng nghe đến khúc cuối nghe, rất "kịch tính"


    Mai cơn giắc Sơn ngàn câu hát
    Mai cơn giắc Sơn của ngày mai
    Mai cơn giắc Sơn của tương lai
    Mai cơn giắc Sơn của thế giới hôm nay…..

    Mai cơn giắc Sơn, Mai cơn giắc Sơn
    Anh mãi là vì sao sáng
    Anh mãi là một nửa vầng trăng
    Ngân vang lời ca thiết tha trao cuộc sống
    Anh mang tình bay xa vang vọng thế giới hôm nay….

    Mai cơn !! Mai cơn giắc Sơn !!!
    Mai cơn !! Mai cơn giắc Sơn !!!


    Thứ Ba, 14 tháng 7, 2009

    Khu tưởng niệm các vua Hùng (Quận 9): Kệch cỡm trong bày trí

    Khu tưởng niệm đền Hùng thuộc địa bàn Quận 9, TP.HCM được biết đến là nơi tưởng niệm, vọng bái tổ tiên của những người con đất phương Nam hướng về cội nguồn.
    Khu tưởng niệm được khánh thành ngày 4/4/2009 có “ tổng kinh phí xây dựng trên 110 tỉ đồng, chỉ mới thi công ở giai đoạn 1. Giai đoạn 2 sẽ được thi công xây dựng sau khi có kết quả thi thiết kế và kế hoạch năm 2010 sẽ khởi công. Các hạng mục của giai đoạn 2 gồm khu thể hiện các truyền thuyết như Lạc Long Quân-âu Cơ, Sơn Tinh - Thủy Tinh, sự tích trầu cau, bánh chưng bánh dày, Thánh Gióng; khu tái hiện văn minh sông Hồng... ” (báo Người Lao Động). Theo báo Sài Gòn Tiếp Thị thì “Khác với những cuộc thi khác, ở cuộc thi thiết kế đền tưởng niệm các vua Hùng có cả ban chỉ đạo, ban giám khảo và hội đồng phản biện với nhiều nhà lãnh đạo, kiến trúc sư, các nhà sử học, nhà văn hoá… cùng tham gia…”. Chung cuộc người thắng giải thiết kế là kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu. Nhìn bản đồ án hoành tráng của tác giả, ta không khỏi thán phúc cái tâm trong thiết kế của ông. Thế nhưng, khi bước vào bên trong đền, nếu bạn là người am hiểu chút ít về lịch sử Việt Nam hẳn sẽ phải thất vọng rất nhiều khi thấy cách bày trí hết sức kệch cỡm, vay mượn từ văn hóa phương Bắc. Và tôi hy vọng, vị KTS này không phải là người “nhúng tay” vào cái tác phẩm trang trí kệch cỡm kia, tôi càng không nghĩ dưới sự tư vấn của nhiều chuyên gia sử học lỗi lạc lại để những cái sai về lịch sử được phô bày mồn một. Dưới đây là những hình ảnh minh họa cho nỗi thất vọng tràn trề trong tôi: 1. Ngay cổng vào đền tưởng niệm cũng đã thấy có một sự gì đó bất thường trong trang trí với hai bức phù điêu của người gác cổng giống như các viên tướng không rõ nằm trong giai đoạn lịch sử nào của đất nước. Hai tay cầm những vũ khí "hiện đại" so với thời Hùng vương.
    hình
    2. Nắm cửa trang trí đầu sư tử. Một công trình mang đậm nét văn hóa dân tộc Việt sao lại có thể sử dụng hình ảnh đầu sư tử thường thấy trong văn hóa phương Tây.
    hình

    3. Sau cổng vào gian thờ, có 2 vị thần thờ hai bên tường không có “chú thích” là thần nào. Điều đó cũng không quan trọng bằng việc hai vị thần này ngồi trên mình con lân, một con vật tôi chưa từng biết trong suốt quá trình học về văn hóa thời Hùng vương (con lân là con vật gắn liền với huyền thoại nhiều hơn) 4. Từ lư hương trước đền thờ đến trống, chiên, bàn thờ lẫn bài vị đều chạm trổ thiếp vàng hình đầu và thân con rồng phương Bắc và chữ trên bài vị lẫn lư hương toàn tiếng “tàu”. Nên nhớ vào thời vua Hùng, chữ tượng hình thắt nút dây chứ ko phải chữ tượng hình của tiếng Hán. Con rồng hày còn gọi là giao long thời Hùng vương ko có hình thù mũi to và nhiều vảy như trưng bày

    hình

    hình

    hình

    hình

    hình

    hình
    Chữ, Y phục, dụng cụ thời Hùng Vương
    hình
    hình
    Mắc cười nhất là trong khu bảo tàng, chiếc kiệu rồng sơn son thiếp vàng đập vào mắt du khách gây phản cảm về suy nghĩ rất “thô thiển” của người bày trí: tại sao cứ phải chọn màu vàng làm màu cho vua chúa để trang trí, trong khi thời vua Hùng, mọi thứ đều đơn sơ giản dị và nên nhớ giai đoạn đó chỉ mới là giai đoạn văn hóa đồng thau. Sau cùng, tôi rất xin lỗi vì đã mạo phạm đến tầm “vĩ mô” của ngừoi bày trí cho khu đền tưởng niệm các vua Hùng. Vì vậy, tôi mạo muội đăng những bức ảnh có được để lấy ý kiến của những blogger nào am hiểu sâu về văn hóa giai đoạn này nói rõ hơn. Báo chí đưa tin trong buổi lễ khánh thành, có rất nhiều lãnh đạo thành phố về dự cũng như nhiều chuyên gia, vậy mà người ta lại im lặng trước một đống “hỗn tạp” văn hóa trong trang trí đền thờ các vua Hùng. Sẽ có rất nhiều đoàn học sinh tới tham quan khu tưởng niệm này, các em sẽ học gì khi lịch sử văn hóa của giai đoạn lập nước được tái hiện hoàn toàn khác xa với miêu tả trong sách vở?

    hình

    Tôi chưa có dịp đi nên không có ý kiến , nhưg những gì người viết bài này đưa ra không phải là không có lý. Bài này của một người bạn. Bạn ấy viết khá tốt nhưng blog bạn ấy chưa bao giờ là một hot blog cả