Thứ Tư, 12 tháng 5, 2010

    Nước Mỹ là thế đấy 1

    Có một ngày, tôi bỗng nhận ra thế giới là thế đấy. Đó là khi tôi gặp một cựu chiến binh già phải kiếm sống vào ban đêm, hay một đôi tình nhân đang hạnh phúc bên nhau trong một công viên. Hay cũng là khi người ấy nói với tôi rằng chúng tôi không thuộc về nhau nữa. Và bây giờ tôi bắt đầu bằng hình ảnh của một người lang thang


    James, 35 tuổi, kỹ sư, ở Portland. Một ngày, anh ta trở về nhà và thấy vợ mình với một người đàn ông khác. Thế là anh từ đó, một balo, vài bộ áo quần, anh ta đi lang thang khắp nước Mỹ.


    Tôi gặp anh trong một buổi chiều, trên một con phố vắng nhiều gió, khi mọi người chuẩn bị kì nghĩ spring break. Không xin, không lôi thôi như những người homeless. Anh ngồi tư lự, chỉ mỉm cười khi có người đi ngang


    Không còn nhớ Houston là thành phố bao nhiêu anh đã dừng chân và cũng ko biết đến khi nào cuộc hành trình mình sẽ kết thúc. Chúng tôi chia tay nhau và bỗng nhận ra con đường phía trước của mỗi người thật dài

    Thứ Ba, 11 tháng 5, 2010

    Phở áp chảo

    Post mấy đề tài chính luận coi bộ khô khan quá, mình trở lại với món ăn nào



    Cơ bản không phải vì mình siêng mà tại vì mình ở một mình, nếu không nấu thì...không có ăn. Mà mình lại mắc tật...tham ăn nữa nên đành phải nấu thôi. Mà nấu xong ăn một mình thì...lỗ (cái công nấu) quá, nên post lên để khoe vậy hì hì

    Và đây, món Phở Áp Chảo



    Món này của người Bắc. Có thời gian mình ở nhà bác gốc Bắc nên học hỏi được món này. Cũng khá đơn giản, lại ngon tuyệt vời
    Phở , nếu gói thì luộc rồi chiên trên chảo (phở tươi thì khỏi), Một ít bột bắp, hòa tan với nước, thêm vài giọt nước mắm, Khi chiên thì cho thêm vào, sẽ làm phở giòn hơn, dính lại thành bánh (như trong hình) và lại thơm hơn
    Đồ xào : mình dùng hải sản, xào kiểu nữa Tàu sệt sệt cho lên trênNước chấm : tương ớt + nước tương + chút đườngvậy là xong dzồi
    Phở dòn rộm, đồ xào thơm, chấm với nước chấm, ăn quên cả bụng (bự) hì hì

    Thứ Sáu, 7 tháng 5, 2010

    Vòng quay của chiếc sừng tê


    Trong giang hồ, ông Phó Thủ tướng NSH cũng nổi tiếng vì có một cái sừng tê giác!
    Cũng do vòng quay trong thị trường cả, mà ơn trời, vụ quay vòng này thì ông cựu bộ trưởng tài chính được học hơi kỹ! Doanh nghiệp nọ cần nhờ vả hay quan hệ gì đó, đến gãi đầu gãi tai nói nghe nói anh có cái sừng tốt lắm, nhà em có ông cụ sắp đi chầu Phật, xin mua về dùng. Mua về xong, xót của (bởi vì nhà làm gì có ông cụ nào sắp chầu Phật), bèn kiếm người bán lại. Người mua lại cũng là người đang cần nhờ vả gì đó, bèn vác cái sừng ấy đến biếu lại chính ông H. Cứ đơn giản tôi là maria thế thôi, mỗi một cái sừng tê, nghe đồn ông đã kiếm được cả triệu đô.
    Ông HTT, chủ tịch tỉnh BT có một cái nhà bên sông Cà Ty ở thành phố PT. Công ty bảo hiểm Prudential đã thuê căn nhà số 2 Nguyễn Thị Minh Khai này với giá hơn 38 triệu đồng/tháng, trong vòng năm năm, trả tiền liền một cục và trả trước! Chỉ có năm tỷ đồng. Số tiền này, ở PT thừa sức mua được ngôi nhà to lớn hoành tráng hơn ở vị trí đắc địa hơn nhiều, nhưng làm sao có được vị trí ngon bằng chính “trong tim” ông Chủ tịch. Cho dù là khắp thành phố này bất cứ ngôi nhà ngoại hạng nào cũng chỉ tới giá thuê 20 triệu/tháng là kịch trần, thì với một doanh nghiệp như Pru, chỉ móc thêm chừng đó nữa mà lại được khuyến mãi nguyên một ông chủ tịch thì vẫn lời chán!
    Nguyên ngôi nhà này là của nhà nước, rao bán cách đây vài năm với giá khởi điểm 600 triệu đồng. Doanh nghiệp Trung Yến Hưng-một công ty sân sau của ông T và một doanh nghiệp tư nhân khác (tư nhân này là thiệt, không phải đồ dỏm như Trung Yến Hưng) đăng ký mua ngôi nhà này, nhưng trước thời điểm đấu giá, Trung Yến Hưng liên tục cho người tới nhà của doanh nghiệp cạnh tranh đe doạ, lúc thì nói là mua nhà này cho một người lớn lắm, lúc thì nói ngôi nhà đó có ma. Doanh nghiệp nọ vốn là bỏ tiền của mình ra mua và cũng chẳng biết ông lớn lắm đó là ông nội nào nên chẳng ngán, thấy bị doạ hoài thì đổ quạu, trả lời: Không sao đâu anh, nhà có ma thì em cúng!
    Tới phiên đấu giá, doanh nghiệp cạnh tranh chỉ tính mua ngôi nhà đó với giá 1, 2 tỷ đồng, nên trả tới đó thì ngưng. Dĩ nhiên, ngôi nhà sau đó về tay ai thì ai cũng biết, với cái giá chỉ hơn 1, 2 tỷ đồng một chút xíu!
    Có tiền, ông T chạy một con Mẹc giá hơn 1 tỷ.
    Dân Phan Thiết gọi thành phố này là thành phố Rạng Đông. Rạng Đông là tên một công ty xây dựng, chiếm 49% cổ phần của công ty Thaimex-công ty xuất khẩu thủy sản mũi nhọn của tỉnh Bình Thuận. 51% còn lại là của Nhà nước. Hầu hết công trình xây dựng của thành phố du lịch đang phát triển hết sức nhanh chóng này, từ lề đường, một khách sạn ở Phú Hài có sân gôn 12 lỗ mà Nguyễn Cao Kỳ về dự khai trương…đều do Rạng Đông xây dựng. Trong trào lưu “công ty sân sau” hiện nay, có phải Rạng Đông cũng là một công ty sân sau của các ông quan chức tỉnh BT? Một người thạo tin nói rằng không hẳn thế, mà một phần do các cơ chế trong quản lý xây dựng quá lùng nhùng nhưng lợi nhuận quá lớn mà các ông quan chức là người nắm rõ điều đó nhất. Biết nhưng không có tiền và cũng không thể tự đứng ra kinh doanh, nên các ông mách mối cho người này người nọ làm. Tất cả các ông trong Thường vụ tỉnh uỷ đều có nhà trong Sài Gòn, do các công ty, trong đó có Phú Mỹ Hưng kính biếu.

    (những tên trong đây nếu có giống ai thì...kệ. Ai nghĩ sao cũng...đúng hehe)

    Thường Dân

    Thứ Ba, 4 tháng 5, 2010

    Chỉ tiêu xử phạt, "cũ người mới ta"

    Việc Phòng cảnh sát giao thông Hà Nội Giao chỉ tiêu xử phạt cho từng đội cảnh sát giao thông có thể làm cho một số người bất ngờ, khó chịu hoặc thậm chí bất bình. Điều này cũng có lý do khi hình ảnh người cảnh sát vốn đã không đẹp đẽ cho lắm trong mắt người dân. Có hàng tá câu hỏi được đặt ra với việc đặt chỉ tiêu xử phạt: Xử phạt tại sao lại đặt chỉ tiêu? Một khía cạnh mang tính pháp lý lại mang tính rất "kinh doanh". Liệu những người cảnh sát có vì cái chỉ tiêu kia mà chăm chăm xử phạt thay vì làm nhiệm vụ điều khiển giao thông, hoặc nếu không có đủ người để xử phạt thì các cảnh sát có kiếm cớ phạt để đủ "quota" không?
    Thật ra, khái niệm định mức xử phạt (ticket quota charges) không mới đối với các nước (cụ thể là nước Mỹ) khi có những ý kiến bức xúc cho rằng "chỉ có nước Việt Nam mình mới thế". Nhưng nếu bạn hỏi bất cứ nhân viên công lực hoặc nhân vật có thẩm quyền nào rằng có thực là có định mức xử phạt không thì bạn sẽ nhận được câu trả lời rất không thẳng thẳng từ họ (no...but...) kiểu như trước kia thì có, giờ thì không, hoặc tôi biết chỗ khác có nhưng chỗ chúng tôi thì không...Vì sao?
    Trước tiên, hãy đặt câu hỏi vì sao lại đặt chỉ tiêu xử phạt? Tại Mỹ
    _ Có những khu vực, dân cư khá thưa thớt và ổn định, các cảnh sát viên tuy vẫn phải tuần tra nhưng không nhiều việc lắm. Người ta e ngại rằng những viên chức này sẽ làm những việc riêng nhiều hơn là làm nhiệm vụ
    _ Và ngược lại, có những khu vực tình hình khá phức tạp nên phải cần đặt ra định mức để "giáo dục người dân"
    _ Mỗi khu vực đều có sở cảnh sát (police department) và những sở này mỗi tháng phải đảm bảo một quỹ nhất định. Tùy thuộc vào tình hình mà quỹ được điều chỉnh cho hợp lý. Để trả lương cho nhân viên, góp phần vào giao thông công chánh (người dân đỡ phải trả tiền thu phí đi đường)...
    _ Và có một chuyện khá là tế nhị. Bởi vì tại Mỹ, khi nhân viên làm việc quá đông và được trả lương theo giờ nên đặt chỉ định mực xử phạt mỗi giờ là cách để bảo toàn ngân quỹ nhất
    NHƯNG, định mức xử phạt này:
    _ Rất được kiểm tra chặc chẽ. Người ta căn cứ tình hình của từng khu vực, tuyến đường mà đưa ra định mức xử phạt hợp lý
    _ Những khoản xử phạt được chi thu một cách hợp lý và có kế hoặch
    _ Và cho dù vậy, những định mức này không bao giờ được nói ra một cách công khai bởi e ngại sẽ có phản ứng xấu từ công chúng
    Thậm chí, cũng có chính những người trong ngành cũng có lúc hiểu sai. Vì vậy, có những nơi người ta còn phải huấn luyện hoặc có một hướng dẫn (guideline) cho cảnh sát về những hạn mục nào cần xử phạt nhiều (lái xe quá tộc độ, cài dây an toàn, uồng rượu lái xe...) dựa vào những phân tích, thống kê
    Từ những điều trên, nhìn lại vấn đề ở nước ta, chúng ta thử đặt ra những vấn đề sẽ xảy ra với nó (dĩ nhiên mỗi nước có một bối cảnh, tình hình khác nhau, chúng ta chỉ có thể đem những vấn đề thật chung để đánh giá)
    _ Với cách đưa ra chỉ tiêu này, liệu có giảm bớt được nạn hối lộ ở nước ta hay không
    _ Định mức này dựa trên những cơ sở phân tích nào? và áp dụng ra sao ?
    _ Nếu trong trường hợp nào đó, tổ tuần tra không hoàn thành chỉ tiêu đề ra thì sao? ("Việc giao chỉ tiêu là để nâng cao trách nhiệm, khuyến khích cảnh sát làm tốt nhiệm vụ, còn việc xử phạt phải căn cứ vào tình hình thực tế vi phạm" - ông Nguyễn Duy Ngọc, trưởng phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội)
    _ Những khoản xử phạt này được kiểm tra ra sao và xử lý như thế nào?
    _ Khi quyền lực được trao thêm, nghĩa là áp lực và trách nhiệm sẽ nặng thêm hay nó sẽ được biện minh cho những hành động tiêu cực?
    Và còn đó những câu hỏi:
    _ Tại sao tình hình giao thông (nói chung) và của thủ đô (nói riêng) lại càng ngày phức tạp? có phải vì người dân ý thức kém đến như vậy hay thực sự có phải do lỗi của họ hay do tình trạng công chánh quá kém?
    _ Vai trò của các cơ quan chức năng ở đâu mà ở đây trước nhất là cảnh sát. Nếu "Việc giao chỉ tiêu là để nâng cao trách nhiệm, khuyến khích cảnh sát làm tốt nhiệm vụ" vậy thì trách nhiệm của những nhân viên công lực để làm gì khi người dân bỏ tiền ra nuôi họ để họ không làm tốt nhiệm vụ
    _ Trong trường hợp nếu những nhân viên công lực chỉ chăm chăm xử phạt thì còn thì giờ đâu để xử lý những công việc khác (mà những việc này lại là việc chính, điều khiển giao thông chẳng hạn)