Thứ Ba, 21 tháng 9, 2010
Vụ sát hại lãnh đạo quận Phú Nhuận và những câu hỏi tại sao ?
Thứ Tư, 12 tháng 5, 2010
Nước Mỹ là thế đấy 1
![](https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjJku9BRtG1Y9L4TOqywPKccvmjz6Ocw9QSklqDGhtqo6ESsJTDCv-x022falbW9klY9Lis_B_pxZX8eLD14-p5tB-hFdTjSDj8YaKk75xAh43oB3NOVzRXaenL6ekXrSrFt1AmI3KQnzg/s400/_MG_4369+copy.jpg)
James, 35 tuổi, kỹ sư, ở Portland. Một ngày, anh ta trở về nhà và thấy vợ mình với một người đàn ông khác. Thế là anh từ đó, một balo, vài bộ áo quần, anh ta đi lang thang khắp nước Mỹ.
Thứ Ba, 11 tháng 5, 2010
Phở áp chảo
Thứ Sáu, 7 tháng 5, 2010
Vòng quay của chiếc sừng tê
Thứ Ba, 4 tháng 5, 2010
Chỉ tiêu xử phạt, "cũ người mới ta"
Thật ra, khái niệm định mức xử phạt (ticket quota charges) không mới đối với các nước (cụ thể là nước Mỹ) khi có những ý kiến bức xúc cho rằng "chỉ có nước Việt Nam mình mới thế". Nhưng nếu bạn hỏi bất cứ nhân viên công lực hoặc nhân vật có thẩm quyền nào rằng có thực là có định mức xử phạt không thì bạn sẽ nhận được câu trả lời rất không thẳng thẳng từ họ (no...but...) kiểu như trước kia thì có, giờ thì không, hoặc tôi biết chỗ khác có nhưng chỗ chúng tôi thì không...Vì sao?
Trước tiên, hãy đặt câu hỏi vì sao lại đặt chỉ tiêu xử phạt? Tại Mỹ
_ Có những khu vực, dân cư khá thưa thớt và ổn định, các cảnh sát viên tuy vẫn phải tuần tra nhưng không nhiều việc lắm. Người ta e ngại rằng những viên chức này sẽ làm những việc riêng nhiều hơn là làm nhiệm vụ
_ Và ngược lại, có những khu vực tình hình khá phức tạp nên phải cần đặt ra định mức để "giáo dục người dân"
_ Mỗi khu vực đều có sở cảnh sát (police department) và những sở này mỗi tháng phải đảm bảo một quỹ nhất định. Tùy thuộc vào tình hình mà quỹ được điều chỉnh cho hợp lý. Để trả lương cho nhân viên, góp phần vào giao thông công chánh (người dân đỡ phải trả tiền thu phí đi đường)...
_ Và có một chuyện khá là tế nhị. Bởi vì tại Mỹ, khi nhân viên làm việc quá đông và được trả lương theo giờ nên đặt chỉ định mực xử phạt mỗi giờ là cách để bảo toàn ngân quỹ nhất
NHƯNG, định mức xử phạt này:
_ Rất được kiểm tra chặc chẽ. Người ta căn cứ tình hình của từng khu vực, tuyến đường mà đưa ra định mức xử phạt hợp lý
_ Những khoản xử phạt được chi thu một cách hợp lý và có kế hoặch
_ Và cho dù vậy, những định mức này không bao giờ được nói ra một cách công khai bởi e ngại sẽ có phản ứng xấu từ công chúng
Thậm chí, cũng có chính những người trong ngành cũng có lúc hiểu sai. Vì vậy, có những nơi người ta còn phải huấn luyện hoặc có một hướng dẫn (guideline) cho cảnh sát về những hạn mục nào cần xử phạt nhiều (lái xe quá tộc độ, cài dây an toàn, uồng rượu lái xe...) dựa vào những phân tích, thống kê
Từ những điều trên, nhìn lại vấn đề ở nước ta, chúng ta thử đặt ra những vấn đề sẽ xảy ra với nó (dĩ nhiên mỗi nước có một bối cảnh, tình hình khác nhau, chúng ta chỉ có thể đem những vấn đề thật chung để đánh giá)
_ Với cách đưa ra chỉ tiêu này, liệu có giảm bớt được nạn hối lộ ở nước ta hay không
_ Định mức này dựa trên những cơ sở phân tích nào? và áp dụng ra sao ?
_ Nếu trong trường hợp nào đó, tổ tuần tra không hoàn thành chỉ tiêu đề ra thì sao? ("Việc giao chỉ tiêu là để nâng cao trách nhiệm, khuyến khích cảnh sát làm tốt nhiệm vụ, còn việc xử phạt phải căn cứ vào tình hình thực tế vi phạm" - ông Nguyễn Duy Ngọc, trưởng phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội)
_ Những khoản xử phạt này được kiểm tra ra sao và xử lý như thế nào?
_ Khi quyền lực được trao thêm, nghĩa là áp lực và trách nhiệm sẽ nặng thêm hay nó sẽ được biện minh cho những hành động tiêu cực?
Và còn đó những câu hỏi:
_ Tại sao tình hình giao thông (nói chung) và của thủ đô (nói riêng) lại càng ngày phức tạp? có phải vì người dân ý thức kém đến như vậy hay thực sự có phải do lỗi của họ hay do tình trạng công chánh quá kém?
_ Vai trò của các cơ quan chức năng ở đâu mà ở đây trước nhất là cảnh sát. Nếu "Việc giao chỉ tiêu là để nâng cao trách nhiệm, khuyến khích cảnh sát làm tốt nhiệm vụ" vậy thì trách nhiệm của những nhân viên công lực để làm gì khi người dân bỏ tiền ra nuôi họ để họ không làm tốt nhiệm vụ
_ Trong trường hợp nếu những nhân viên công lực chỉ chăm chăm xử phạt thì còn thì giờ đâu để xử lý những công việc khác (mà những việc này lại là việc chính, điều khiển giao thông chẳng hạn)
Thứ Năm, 29 tháng 4, 2010
Đảng viên tập làm văn
Hơn ba triệu đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam vừa được tập hợp trong một cuộc thi… tập làm văn mang tên cuộc thi tìm hiểu 80 năm truyền thống ngành tổ chức xây dựng Đảng.
Một số Đảng viên cho biết đây là cuộc thi đầu tiên từ trước đến giờ. Mỗi đảng viên được yêu cầu trả lời năm câu hỏi, thứ tự như sau:
Câu 1. Hãy nêu những mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự trưởng thành và phát triển của ngành tổ chức xây dựng Đảng từ ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đến nay.
Câu 2. Những bài học kinh nghiệm chủ yếu về công tác tổ chức xây dựng Đảng trong 80 năm qua của Đảng Cộng sản Việt Nam?
Câu 3. Theo đồng chí, để xây dựng đội ngũ cán bộ có đức, có tài đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, công tác tổ chức cần được đổi mới như thế nào? (Không quá 1500 từ)
Câu 4. Hãy viết về một tấm gương tiêu biểu nhất trong đội ngũ cán bộ đã hoặc đang làm công tác tổ chức xây dựng Đảng mà đồng chí biết? (không quá 1000 từ)
Câu 5. Hiện nay, người cán bộ làm công tác tổ chức xây dựng Đảng cần phải có những tiêu chuẩn, phẩm chất gì?
Không ít đảng viên trí thức kỳ cựu đã cười vỡ bụng khi nhận được bản câu hỏi này, vì kết cấu và những câu hỏi ngô nghê của nó giống y chang một bài tập làm văn cho học sinh cấp 1.
Đặc biệt, để đảm bảo toàn bộ đảng viên trong chi bộ đều tham gia, không ít chi bộ cẩn thận soạn sẵn đáp án chung cho câu hỏi 1 và 2. Chỉ còn lại 3 câu mang tính “sáng tạo” là người dự thi phải tự viết.
Các cuộc thi mang tính phong trào như trên rất phổ biến ở Việt Nam. Mỗi năm rơi vào ngày kỷ niệm chẵn (ví dụ 50 năm, 55 năm, 60 năm…) của các tổ chức truyền thống (như Đảng, Đoàn, Mặt trận, Công đoàn…) là mọi thành viên của tổ chức đó đều được lùa đi thi. Các cuộc thi bao giờ cũng mang tên na ná nhau: Tìm hiểu truyền thống ngành này… ngành nọ.
Vì là phong trào mang tính áp đặt nên nhiều thành viên đã thủ các chiêu khá ngoạn mục. Ví dụ toàn bộ cơ quan giao cho anh A chị B nào đó “ngoại giao” lấy đáp án (thường rất dễ vì các mối quan hệ xã hội, gia đình đan xen chằng chịt trong giới công chức, đặc biệt là công chức miền Bắc), đóng vài ngàn đi photo một xấp đủ số lượng người trong phòng (ban, hoặc toàn cơ quan), mạnh ai nấy ghi tên mình hoặc thư ký của sếp ngồi ghi tên toàn bộ vô, in ấn sạch sẽ, đóng gói một cục nặng như quả tạ gửi lên cơ quan cấp trên, nơi tổ chức cuộc thi. Thế là xong! Trăm bài như một.
Các câu hỏi thì cũng từa tựa cuộc thi nói ở đầu bài, các câu mang tính cá nhân thì chả ai viết. Nhưng cũng “Chả ai hơi đâu đi đọc, với lại thực ra trong mấy ngành ấy càng cấp trên thì lại càng chân đất mắt toét, viết còn sai chính tả nữa huống hồ đọc bài thi. Các bố chỉ đếm bài xem cơ quan nào đông đủ nhất thì gửi cho cái giấy khen “cơ sở tham gia cuộc thi nhiệt tình nhất” đại khái thế. Họa may có đứa nào hăng hái thi với tư cách cá nhân, gửi thẳng ra ban tổ chức thì các ông ấy còn đọc. Cũng có đứa được cái giải trăm ngàn với cái giấy khen”-một cán bộ đảng viên kỳ cựu, kiêm lãnh đạo một cơ quan kể.
Trong đáp án viết sẵn của đảng gửi các đồng chí đảng viên tại cuộc thi tìm hiểu về tổ chức xây dựng đảng trên đây, phần liệt kê các mốc lịch sử và ca ngợi công trạng của Đảng, nếu in ra thì kín hai mặt trang của 7 tờ giấy.
Về phê phán, chỉ đúng một đoạn gồm 6 câu nhận xét như sau: “Tuy nhiên, công tác quản lý cán bộ vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của tình hình mới, còn bộc lộ nhiều hạn chế, khuyết điểm. Nghị quyết Đại hội X của Đảng chỉ rõ: một số cán bộ suy thoái về chính trị, tu tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, mắc những bệnh nguy hiểm cơ hội, giáo điều, bảo thủ, chủ nghĩa cá nhân. Đặc biệt, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức diễn ra trầm trọng nhưng không phát hiện, ngăn chặn, đã làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, sự tồn vong của chế độ. Những yếu kém, khuyết điểm trên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng trước hết là do “công tác tổ chức cán bộ, đảng viên thiếu chặt chẽ” (Đảng Cộng sản Việt Nam, văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXBCTQG, H1996, trang 141)! Như dẫn Kinh Thánh!
Nhưng, một mực quy trách nhiệm cho những người làm tổ chức Đảng như vậy, tức là “đạo Đảng” ở Việt Nam vẫn chưa thể thừa nhận các nguyên nhân gây “ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, sự tồn vong của chế độ” chính là từ sự toàn trị của mình.
Trong năm 2009 vừa qua, nhiều cuộc thi mang tính chính trị, phong trào như Vận động học tập và làm theo chủ tịch Hồ Chí Minh đã vọt lên đến mức khẩn thiết chưa từng thấy trước đó. Khẩn thiết là vì các lãnh đạo báo chí (các loa phóng thanh bắt buộc của Đảng) được căn dặn, nhắc đi nhắc lại phải mở chuyên mục, phải lập chuyên đề về cuộc vận động, ít nhất 1 tuần phát/đăng hai lần, không tuân thủ sẽ bị kỷ luật. Chỉ tội cho các đứa bé bị đè oằn dưới cái gánh học thêm, đã không còn thời gian để chơi đùa và lớn lên tự nhiên, nay lại còn tốn tiền, tốn giấy mực đóng cho nhà trường để hoàn thành chỉ tiêu tham gia vụ này nữa.
Song có lẽ cũng đoán biết cuộc vận động sẽ không đạt được hiệu quả kêu gọi mong muốn, Ban chỉ đạo đã rất chu đáo in ra cả một cuốn sách nêu gương những người đã được bầu (được bình bầu? ai bầu? không biết) phát không đến tận từng tờ báo để các em nhà báo ngoan hiền không phải tốn công sức lặn lội đi thực tế làm gì, cứ sẵn trong “kinh” mà tương! Cuốn “kinh” cỡ cuốn danh bạ điện thoại, dài gần hai gang tay, ngang gần gang rưỡi và dày độ hai đốt ngón tay!
Đặc biệt hài hước là trong danh sách những người được bầu chọn là tấm gương học tập và làm theo lời Bác xuất sắc nhất toàn TP đó, điểm danh không thiếu mặt nào các vị lãnh đạo!
Từ Lê Hoàng Quân, Lê Thanh Hải, Phạm Phương Thảo.. vị nào cũng là gương sáng chóe cả!
Hài hước thứ hai là những tấm gương hiếu đễ, lao động, nghiên cứu hoặc tình nguyện thực sự của những người con, của các anh công nhân, kỹ sư, bác sĩ, tu sĩ… cũng được gán ghép vào là vì “học tập và làm theo lời Bác”.
Người ta chẳng tìm ra điều gì liên quan giữa một người con hiếu thảo nuôi cha mẹ với việc học tập lời Bác cả.
Cũng như vậy, khi anh kỹ sư miệt mài nghiên cứu một sáng kiến để giảm số tiền mua thiết bị từ nước ngoài, tăng lợi nhuận cho công ty, chẳng khi nào anh lại bị thúc đẩy từ việc phải học tập Bác Hồ, mà do chính trí tuệ của một lao động trí thức buộc anh phải lao tâm khổ trí.
Càng hài hước hơn trong trường hợp các soeur, các ni sư, tu sĩ các tôn giáo tình nguyện chăm sóc cho người bệnh AIDS, người tàn tật, trẻ em mồ côi, vợ bị bạo hành… Chẳng lẽ dân tộc Việt Nam chúng ta đã thoái hóa đến mức tình thương, nghĩa cử, lòng nhân đạo cũng không thể tự nó dâng trào, mà bắt buộc phải sinh ra từ sự vận động, kêu gọi, học tập (bắt chước) một cá nhân nào đó?
Nếu vậy, câu “Nhiễu điều rủ lấy giá gương..” chừng lẽ cũng không thể được chấp nhận, vì nó sinh ra trước thời.. vận động?
Giả vờ phản biện cho vui vậy thôi, chứ thực ra những người tổ chức các cuộc vận động, thi thốt…. thừa biết họ đang làm gì, và tại sao phải làm. Khi trong lòng lo sợ thì chân tay tự nhiên sẽ khuềnh khoàng oai oách để tỏ vẻ “ ta đây không sợ bố con thằng nào”.
Nhưng thực ra thì ai cũng biết trong lòng chú đang đánh lô tô bỏ mẹ!
Ái Dân