Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2009

    Hoa! hoa

    hình

    hình

    hình

    hình



    hình

    hình

    hình

    hình

    hình

    hình

    hình

    hình

    hình

    Mình dạo này cứ gặp hoa. Hoa tiếp theo chắc sẽ là hoa...hậu
    Em Mai Phương Thúy, hãy đợi đấy! hề hề

    Thứ Tư, 24 tháng 6, 2009

    Có súng thì thì phải đi săn

    Entry này sẽ chỉ toàn hoa là hoa. Bạn nào dị ứng, cứ hãy…xích ra

    Vẫn là ở vườn trúc, nhưng lần này hình “nghệ thực” hơn entry trước

    Theo thứ tự, đầu tiên là: hoa
    hình

    hình

    hình

    hình

    hình

    hình

    hình

    hình

    Hoa cận cảnh rồi thì đến lượt hoa dang ra xa
    hình

    hình

    hình

    hình

    hình

    Hoa xong thì lá
    hình

    Lá xong thì cành
    hình

    hình

    Và không thể không có hoa này
    hình

    hình

    hình

    hình

    hình

    Hết dzồi !

    Thứ Ba, 23 tháng 6, 2009

    Kịch Bản Nào Dành Cho Luật Sư Lê Công Định: Đừng nhìn hiện tượng mà đánh giá bản chất

    “Mọi chuyện bây giờ đã xong”, câu nói này ở một khía cạnh nào đó đã nói lên suy nghĩ của một số người (Có một người đã “hả hê” nói câu này ngay sau sự việc ls Định nhận tội). Với các nhà báo, vậy là xong, ls Định đã nhận tội, đâu còn gì để viết nữa, giờ chỉ còn hồi hộp (mong) chờ xem những diễn biến sắp đến. Với những người đã trót “cuồng tín” ls Định, một hình ảnh đã sụp đổ. Nói như một “ai đó” là sao vụt tắt. Một người đã bị mất niềm tin thì còn gì mà mong chờ trong tương lai. Nhưng liệu mọi chuyện có thật như vậy, như một cuốn sách đã được xếp vào giá không?

    Ls Định nhận tội, người ta tự hỏi vì sao, lý do gì? Câu hỏi này có lẽ chỉ có mình ls Định (và thời gian) trả lời được, mọi sự nhận định cũng chỉ là sự phỏng đoán nhưng tôi cho đây là sự phỏng đoán có ý nghĩa bởi vì với bất cứ câu trả lời (mang tính phỏng đoán) nào cũng đều ảnh hưởng đến niềm tin không chỉ về một con người mà là vào cuộc sống, vào đất nước, xã hội

    Ls Định nhận tội do:

    1. LS Định “thành tâm hối cải”:

    Cho dù là do lo sợ hay do “nhận ra những việc làm sai trái của mình” thì đây cũng là một cái tát trời giáng vào những người đã tin vào anh Định. Có một câu nói là “người Việt Nam hèn nhát trong cá nhân và anh hùng trong trong tập thể”. Không phủ nhận một số người xem anh Định như một khuôn mẫu về tài đức. Họ đặt niềm tin vào anh Định như một biểu tượng chống lại những điều mà bấy lâu nay họ không dám nói ra. Và nay, biểu tượng của họ sụp đổ. Thật ra, vẫn còn người tin tưởng vào anh Định. Họ cho rằng anh Định đang đánh một nước cờ “khổ nhục kế”, lùi một bước để tiến ba bước, chờ thời cơ để nổi dậy lần nữa. Họ tin như thế vì những điều anh Định đã viết. Một người đã viết được những điều như thế, đã làm và có những kế hoạch như thế thì khó có thể thay đổi đột ngột trong một sớm một chiều được, và điều này cũng có lý của nó

    Có ý kiến khác cho rằng ls Định “đầu hàng” là một điều tất yếu vì thật ra ls Định chỉ là một trí thức sa-lông, một trí thức tháp ngà. Họ cho rằng ls Định quá ngây thơ, quá non nớt. Một người đã có ý định làm những điều lớn thì sao lại để bị lộ dễ dàng thế kia và với những việc làm lộ liễu như thế (bản tân hiến pháp, blog change we need…) và có vẻ, ls Định bấy lâu nay chưa được trải nghiệm, chưa được “thử thách” cộng thêm, với một người cuộc sống như thế (sự nghiệp, gia đình…) thì sự “đầu hàng” là điều không tránh khỏi.

    2. 2. LS Định dùng “khổ nhục kế”

    Khoảng 2 năm trước, 2 luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân đã bị bắt về tội tuyên truyền chống Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (điều 88) và bây giờ đến anh, một người cũng đã từng góp phần trong việc bào chữa họ. Chắc bây giờ anh cũng hiểu điều gì sẽ xảy ra với mình sắp tới. Nếu ta nhìn kỹ lại những việc anh làm thì sẽ thấy đây là một quyết định đúng đắn, ít nhất là trong thời điểm này (và tôi ủng hộ vào giả thiết này nhất)

    _ Thứ nhất: trước những bằng chứng không thể chối cãi, ls Định không thể nói không

    _ Thứ hai: (quan trọng hơn): anh bị bắt dựa trên điều 88 và nhìn vào chương “Xâm phạm an ninh quốc gia” thì tội ở điều 88 có hình phạt tương đối “dễ chịu” nhất. Như tôi nói ở bài trước, với những gì ls Định đã làm, người ta có thể khép tội anh dựa vào những điều 78, 79, 86…mà những tội đó hình phạt dĩ nhiên nặng hơn điều 88 nhiều. Là một luật sư, anh Định hoàn toàn biết rõ điều đõ và thà thừa nhận để chấp nhận một hình phạt nhẹ hơn là ngoan cố để bị khép vào tội nặng hơn

    _ Thứ ba: nếu nhìn lại vào bản tường trình viết tay của anh, ta sẽ thấy ls Định THỪA NHẬN những việc mình đã làm chứ không NHẬN TỘI như các báo đã đưa tin. Đây là 2 điều khác nhau. THỪA NHẬN nghĩa là anh khẳng định những việc anh đã làm, trong đó có việc sai có việc chưa sai trong khi NHẬN TỘI là hoàn toàn chấp nhận những tội người ta đã khép vào anh. Và trong bản tường trình, chúng ta sẽ thấy đây là một bản tường trình rất “thông minh”, khéo léo thừa nhận những tội nhỏ và nhẹ nhàng chối bỏ những tội to (entry của mamutcoixuong có bàn chi tiết vấn đề này)

    3. 3. LS Định là một quân bài của chính quyền

    Giả thiết này có vẻ khó nghe nhưng thử nhìn vào, ta sẽ thấy có một số điểm như sau:

    _ Những “con cá to”, những người cầm đầu, Nguyễn Sỹ Bình, Trần Huỳnh Duy Thức đều bị nêu tên, cái đầu đã bị túm

    _ Có tác dụng trấn áp (những người có âm mưu làm những việc “động trời” như thế kia đều đã bị bắt, không việc gì có thể qua được mắt chính quyền)

    _ Khoanh vùng thêm những đối tượng có “lập trường chính trị có vấn đề”. Rõ thấy nhất là qua blog Change We Need

    _ Dằn mặt những người (trí thức) có suy nghĩ trái chiều (ls Định là người chống lại vụ Bauxite và lại là người có và đã cất lên tiếng nói)

    _ Những luận tội về ls Định, bây giờ coi như đã chuyển hết sang Nguyễn Sỹ Bình

    (Có một giả thuyết nhưng rất khó xác định, đó là bắt những thành phần chống đối chỉ là bề nổi vì suy cho cùng, những thành phần này chưa làm được gì, lại quá yếu ớt. Việc dùng ls Định là để nhắm đến một mục đích khác, một bàn cân chính trị, ngoại giao chẳng hạn)

    Bản án nào sẽ dành cho LS Định?

    Vậy thì cho dù ls Định nhận tội vì lo sợ hay vì lý do nào đi chăng nữa thì bản án sắp tới đây (theo tôi) cũng sẽ nhẹ nhàng

    _ Nếu ls Định là người của nhà nước, những mục đích đã hoàn thành xong. Chính quyền chứng tỏ được sự an ninh (không gì có thể qua mặt được, một tổ chức lật đổ đã bị chặn đứng...). Có một số thỏa thuận nào đó giữa ls Định và chính quyền

    è Nếu giả thuyết này đúng thì vẫn có điểm yếu của nó: hơn ai hết, chính quyền nào cũng hiểu rõ lúc nào cũng có thành phần đối lập lại mình. Việc bắt giữ LCĐ (và mộ số người khác) tuy có tác dụng chứng tỏ sự an ninh nhưng việc đưa hình ảnh LCĐ như hình ảnh của một người đối kháng là một việc mạo hiểm vì nó lại càng củng cố thêm cho những người đối lập, tạo ra một tiền đề chống đối. Như một viên tuyết lăn từ trên đỉnh núi. Dập tắt hình ảnh của một kẻ chống đối thì dễ nhưng kéo theo sau đó là trận tuyết lở

    _ Nếu ls Định không phải là người của chính quyền thì với việc thừa nhận những việc mình làm, chính quyền không việc gì phải trừng phạt ls Định nghiêm khắc. Mục đích răn đe, trấn áp những thế lực đối lập đã xong, phạt nặng ls Định chỉ làm thổi bùng lên sự việc, biến hình ảnh ls Định thành một biểu tượng của sự chống đối và làm xấu đi hình ảnh của chính mình.

    _ Một điều quan trọng không kém, đó là trấn an giới quan sát nước ngoài trong sự việc này

    _ Vậy thì khả năng lớn là sẽ quản chế ls Định trong thời gian dài. Việc này có vừa có tác dụng loại bỏ sự nguy hiểm của ls Định (nếu có), vừa không làm to chuyện và vừa làm yên tâm những con mắt của nước ngoài về tình hình Việt Nam

    Trên đây là tất cả giả thuyết về những kịch bản sắp tới cho ls Lê Công Định, nhưng giả thuyết cũng chỉ là giả thuyết mọi câu trả lời đều nằm ở tương lai, những cuộc họp báo và phiên tòa xử sắp tới. Và như đã nói: Hãy chờ xem!

    (Nhân sự việc này mới thấy và nói lên một số điều: ở nước mình nó…

    _ Các cơ quan ở nước mình thì thật là…Ngoài những tờ báo tha hồ “cấu xé” đề tài này thì hôm nay đọc tin thấy Luật Sư Đoàn xóa tên Lê Công Định ra khỏi danh sách. Tòa chưa xử mà đã xóa tên như thế có đúng không? Hay mấy ông dựa vào cơ quan điều tra rằng ls Định vi phạm pháp luật và ls Định thừa nhận điều đó

    _ Một số vị thật là “can đảm” lên báo để “tấu hót” về vụ ls Định, trong đó có luật sư, sinh viên và có cả nhà sư nào nữa (thở dài)

    _ Nổi lên một hiện tượng nguy hiểm. Đó là một số người có vẻ lợi dụng thời điểm này để xích động những hành động nông nổi. “sự kiện Lê Công Định” có vẻ làm sốc nhiều người và lợi dụng sự mất bình tĩnh này, những lời kêu gọi này nọ có thể sẽ dẫn đến những hậu quả lớn)

    Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2009

    Nhân ngày 21-6, báo Phụ Nữ TP làm một cú đột phá

    Lâu nay thấy báo PN im ắng, vậy mà lần này cũng làm 1 cú độc đáo hén

    Vẫn theo phong cách "Phụ Nữ", "người vợ trinh trắng" lên bìa

    hình

    Nội dung cũng rất "Phụ Nữ"

    hình

    hình

    Và đây, "anh number one"

    hình

    Kịch Bản Nào Dành Cho Luật Sư Lê Công Định

    Tuần qua, có lẽ sự kiện chiếm sự quan tâm của nhiều người nhất đó là việc luật sư Lê Công Định bị bắt và sau 1 tuần, việc LS Lê Công Định nhận tội lại làm không ít người “bàng hoàng”. Trước sự kiện này, dường như có không ít kẻ hả hê lẫn người thất vọng. Ở đây, tôi không nhận xét gì về những sự kiện này, mỗi người có một lý do và thế giới riêng. Chỉ xin tạm lý giải qua những suy đoán (chủ quan) của tôi

    Việc LS Lê Công Định nhận tội, có lẽ làm nhiều người bất ngờ vì ít ai nghĩ đến trường hợp đó (trong đó có tôi). Nó làm đảo lộn những suy nghĩ cùng những suy đoán về LS Định. Nếu trước kia, chắc đa số mọi người tự hỏi “bản án nào sẽ dành cho LS Định?” thì bây giờ có lẽ câu hỏi sẽ là “vì sao LS Định lại nhận tội?” (tất nhiên cũng sẽ cùng với câu hỏi “bản án nào sẽ dành cho LS Định?”). Tôi tạm đưa ra những trường hợp sau:

    _ (Giả thiết) LS Định không nhận tội ---> bản án nào dành cho LS Định?

    _ LS Định nhận tội:

    1. 1. LS Định “thành tâm hối cải”

    2. 2. LS Định dùng “khổ nhục kế”

    3. 3. LS Định là một quân bài của nhà nước

    è ----> Bản án (hay kịch bản) nào sẽ dành cho LS Định?

    (Giả thiết) LS Định không nhận tội:

    Mặc dù điều này đã không xảy ra nhưng đây là điều mọi người đã nghĩ đến nhiều nhất (cùng với lo lắng nhất) dựa vào những sự kiện trong quá khứ (và biết đâu sẽ còn xảy ra trong tương lai). Theo như tin đưa ra, LS Định bị khởi tố dựa vào điều 88 và hình phạt trong khung của điều này là từ 3 đến 12 năm tù, trường hợp nặng sẽ từ 12 đến 20 năm tù. Nhưng có phải LS Định (trong trường hợp không nhận tội) sẽ bị khởi tố chỉ vào điều 88 này thôi không? Từ những gì cơ quan điều tra cho hay, (theo tôi) những việc làm của LS Định có thể sẽ không chỉ bị khép vào tội tuyên truyền chống Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (điều 88) mà còn bị khép vào nhiều tội khác (và hình phạt dĩ nhiên là nặng hơn)

    _ Tội phản bội tổ quốc (điều 78) (1)

    Theo cuốn “Bình luận khoa học Bộ Luật Hình Sự” (BLKHBLHS: giáo trình được giảng dạy trong ĐH Luật): hành vi “cấu kết với người nước ngoài” được thể hiện như: có bàn bạc với nước ngoài về mưu đồ chính trị và những mặc khác (ví dụ: kế hoạch, tổ chức, hình thức hoạt động…)… Vậy ở đây, “nước ngoài” là ai? Theo tin, một trong những hoạt động dẫn đến việc khởi tố LS Định là việc liên kết với ông *trích* Nguyễn Sỹ Bình (cầm đầu tổ chức phản động lưu vong “Đảng nhân dân hành động” tại Mỹ và “Đảng Dân Chủ Việt Nam”, bí danh “chị Hai”) *ngưng trích*(theo CAND). Vậy Đảng nhân dân hành động và Đảng Dân Chủ Việt Nam (hay cụ thể ông Nguyễn Sỹ Bình) có phải là “nước ngoài” hay không? Ngoài ra, vẫn theo BLKHBLHS, “nhưng nói chung là nhằm thay đổi chế độ chính trị, kinh tế - xã hội của một đất nước, lật đổ chính quyền nhân dân, nội dung quan trọng nhất của mục đích chống chính quyền nhân dân” (2). Vậy, với việc làm trên, LS Định hoàn toàn có thể bị khép vào tội phản bội Tổ quốc và hình phạt sẽ không phải 3 đến 12 năm như điều 88

    _ Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (điều 79) (3)

    Tội này thì quá rõ ràng, tôi xin không đi sâu vào phân tích. Với những việc LS Định đã làm (theo cơ quan điều tra), hoàn toàn có thể bị khép vào điều 79 và hình phạt dĩ nhiên là rất cao

    Trên đây chỉ mới là 2 điều theo tôi nghĩ hoàn toàn có thể khởi tố LS Định. Vẫn còn những điều khác nữa như điều 86: tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế xã hội (các bác phản đối chính sách Bauxite thì nhớ nghiên cứu điều này), tội 87: Tội phá hoại chính sách đoàn kết. Những bạn nào quan tâm có thể tham khảo Bộ Luật Hình Sự, CHƯƠNG XI: CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA

    (Có một điều tôi vẫn thắc mắc là hầu hết những điều luật quan trọng đều kèm theo thông tư hay nghị quyết, nhưng với những điều trong chương XI này, tôi lại không tìm thấy thông tư, nghị quyết nào (hoặc tôi tìm chưa ra?) Hay những điều luật này nó đã quá rõ ràng, chỉ có tôi là không hiểu, hay….)

    (còn tiếp)

    -------------------------------------------------------------------------

    (1) Điều 78. Tội phản bội tổ quốc

    1. Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

    2. Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm

    (2) Nguyên văn: Mặt chủ quan của tội phạm rõ ràng là nhằm cố ý gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đây là dấu hiệu bắt buộc, phải được xác định rõ. Người thực hiện những hành vi nghiêm trọng có thể chỉ nhằm vào một vài mục tiêu nói trên nhưng nói chung là nhằm thay đổi chế độ chính trị, kinh tế - xã hội của một đất nước, lật đổ chính quyền nhân dân, nội dung quan trọng nhất của mục đích chống chính quyền nhân dân.

    (3) Điều 79: Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân:

    Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:

    1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng , thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình;

    2. Người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm

    Thứ Tư, 17 tháng 6, 2009



    Tự Dặn Mình

    Ra đi há chẳng lẽ về không

    Chí trai hun đúc ở trong lòng

    Tháng ngày nhẫn nhục nung ý chí

    Gầy dựng cơ đồ thỏa hằng mong

    Trời xanh mây trắng hãy còn đó

    Lo gì sự nghiệp chẳng thành công

    Công thành danh toại ngồi ngẫm lại

    Ngũ uẩn giai không, rũ sạch lòng




    Prayer
    (Tagore)

    Let me not pray to be sheltered from dangers

    but to be fearless in facing them.

    Let me not beg for the stilling of my pain

    but for the heart to conquer it.

    Let me not look for allies in life's battlefield

    but to my own strength.

    Let me not crave in anxious fear to be saved

    but hope for patience to win my freedom

    Chí

    Những khó khăn kia hãy cứ đến

    Để ta tỏ rõ chí khí lòng ta

    Những nỗi đau trong thế giới ta bà

    Ta sẽ sẵng sàng đứng yên đối mặt

    Sức mạnh ý chí tâm hồn ta góp nhặt

    Chính là vũ khí để ta vượt qua

    Và ta sống một cuộc đời vị tha

    Bằng trái tim đấng sinh thành ban tặng.

    Thứ Ba, 16 tháng 6, 2009


    Mọt gặm gỗ rì rào

    Gió lẩn khuất khe cửa

    Chuột đuổi nhau trên nóc

    Giật mình, em bé khóc

    (Phong dạ - Đêm có gió)


    Chiều lạnh mờ u uất

    Cát xoay sầu mặt đất

    Gió thổi lá lìa cành

    Một người vừa đi khuất

    (Hàn Vãn - chiều lạnh)

    Trăng ngoài vườn ngủ quên

    Bóng xõa dài bức vách

    Thoảng xa tiếng Cuốc đêm

    Tương tư người lữ khách


    Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2009

    Có lẽ là sự kiện lớn trong tuần

    (ảnh: nguồn blog bố Cu Hưng)

    Vậy là luật sư Lê Công Định đã bị bắt, người nổi tiếng với những bài viết, trả lời phỏng vấn về vấn đề đa nguyên, chủ quyền dân tộc…là luật sư bảo vệ cho luật sư Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, blogger Điếu Cày, và cũng nổi tiếng vì là…chồng của cựu hoa hậu Ngọc Khánh Nguyên nhân bị bắt được cho biết là “vì đã có những hành vi câu kết với các thế lực thù địch chống nhà nước Cộng Hoà Xã hội chủ Nghĩa Việt Nam." (CAND, Vietnamnet…) theo điều 88 bộ luật hình sự.
    Sáng nay thì hầu như tất cả các báo đều đăng tin này vì cũng rất hiếm khi nào mà họp báo ở trung ương thủ tục lại đơn giản thế này (chỉ cần một CMDN hoặc 1 thẻ nhà báo là được mời vô-nhà báo HX). Tuy cùng một sự kiện nhưng qua các bài viết có thể đánh giá đẳng cấp, cũng như báo nào là một “tên quân báo”
    _ Trước tên là về danh xưng. Chỉ là tên gọi nhưng giữa các báo lại rất khác nhau (và cho thấy cái giá trị của tờ báo ấy nó nằm ở đâu)
    Vietnamnet, Tuổi Trẻ, Thanh Niên: Luật Sư/ông Lê Công Định. Nhóm này tôi không biết gọi là gì, tùy mọi người đánh giá. Nhưng tức cười một điều vnexpress cũng gọi là luật sư Định nhưng cái cách đưa tin của báo này rất lá cải. Cái tiêu đề và đưa hình rất giật gân câu khách. Có suy nghĩ cái báo này là cái thứ con dơi, vừa muốn làm Chim nhưng cũng muốn làm Thú (bấy lâu nay báo này nghiên về “thú” nhiều hơn)
    Nhóm trung dung: ông Lê Công Đinh hoặc ông Định: Pháp Luật, Lao Động. Thật ra chỉ có những đoạn do báo viết, còn lại là dẫn lời của cơ quan an ninh thì gọi Lê Công Định
    Nhóm “quân báo”: VTC, Dân Trí, CAND, Hà Nội Mới, SGGP, ANTĐ, Người Lao Động…những báo thuộc nhóm này thì khỏi nói rồi, hoặc là Lê Công Định, hoặc là Định với một thái độ rất…lập công
    _ Thứ hai là về nội dung: Điểm qua thì hầu hết ngoài đoạn đầu và đoạn cuối mang dấu ấn tờ báo, còn lại đoạn giữa như đều cùng một nội dung, cùng cách diễn đạt. Tại sao lại không thể tự mình diễn đạt mà lại dẫn lại lời của cơ quan điều tra? Mấy chục tờ báo là mấy chục bài na ná nhau. Còn nếu không thể thì tại sao không ghi chú trích nguồn của cơ quan điều tra? (thật ra mỗi nhà báo được phát một tập tài liệu tóm tắt quá trình hoạt động “chống phá” của ls Định-nhà báo HX)
    _ Thứ ba: một người chưa bi coi là có tội nếu chưa có phán quyết của tòa án nhưng nhóm “quân báo” đã rất chi sốt sắng: “Bắt giữ "chị Tư" Lê Công Định” (Hà Nội Mới), “Luật sư âm mưu chống lại nhà nước bị bắt” (vnexpress), “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (An Ninh Thủ Đô), “Lê Công Định-kẻ chống đối đã bị bắt” (Quân Đội Nhân Dân), “Những hành vi vi phạm pháp luật của Lê Công Định” (CAND). Rồi sau đó nội dung gần như là bê y nguyên những phát biểu của cơ quan điều tra. Một số tờ "quân báo" khác lại thêm thắt tiểu sử, quá trình hoạt động ra vẻ ta đây điều tra để khác đi tí chút và cũng để biểu lộ là đang vẫy đuôi lập công.
    Đó là chưa kể quyền sở hữu hình ảnh đã bị vi phạm trắng trợn (luật Dân Sự, điều 31*). Một số báo còn lấy cả hình vợ chồng luật sư Lê Công Định (!)
    Quay lại lý do để bắt ls Định, thật ra điều 88 bộ Luật Hình Sự không phải xa lạ gì. Thử ngó lại những vụ án liên quan đến đấu tranh dân chủ từ trước nay, chúng ta đều thấy gần như những thành phần “chống đối” đều bị kết tội bởi điều 88 này: Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Tiến Trung, Hồ Thị Bích Khương, Lê Trần Luật…và bây giờ là đến luật sư Lê Công Định

    Luật Hình Sự, Điều 88: Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
    1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã
    hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
    a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
    b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang
    trong nhân dân;
    c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước
    Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai
    mươi năm

    Theo tôi thì ls Định khó có thể thoát được vụ này bởi vì giữa “Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt” và “tự do ngôn luận” hay “góp ý kiến với những suy nghĩ trái chiều” là một điều rất mập mờ. Hoàn toàn có thể dựa vào những gì ls Định đã làm để gán vào điều 88. Thậm chí, nếu bỏ quả bỏ qua những tội như nêu trên thì với những gì cơ quan điều tra thu thập được về những việc làm, tài liệu, kế hoạch của ls Định đều là những việc “tày đình” (lập Tân Hiến Pháp, âm mưu tạo chính biến vào năm 2010…).
    Có ý kiến cho rằng vì sao ls Lê Công Định lại quá ngây thơ đến kia. Những tài liệu, kế hoặch lớn lao đến thế sao lại để bị dễ dàng phát hiện được và lại lưu trữ một cách rất không bảo mật (thậm chí còn phổ biến cho mọi người biết nữa)
    Vậy thì có thể suy đoán một kịch bản thế này, sẽ có một cuộc biểu trưng về sự “nghiêm khắc” của nhà nước nhằm răn đe những “thế lực thù địch” khác đang có ý lăm le “phản động”
    Nhưng lại cũng có ý kiến, vụ này chỉ là bề nổi của những việc xảy ra tiếp theo
    Chúng ta chờ xem
    ------------------------------------------------------------------
    * Luật Dân Sự, Điều 31: cá nhân có quyền với hình ảnh của mình nghĩa là phải có sự cho phép của người đó thì mới đươc sử dụng hình ành