Thứ Ba, 23 tháng 6, 2009

    Kịch Bản Nào Dành Cho Luật Sư Lê Công Định: Đừng nhìn hiện tượng mà đánh giá bản chất

    “Mọi chuyện bây giờ đã xong”, câu nói này ở một khía cạnh nào đó đã nói lên suy nghĩ của một số người (Có một người đã “hả hê” nói câu này ngay sau sự việc ls Định nhận tội). Với các nhà báo, vậy là xong, ls Định đã nhận tội, đâu còn gì để viết nữa, giờ chỉ còn hồi hộp (mong) chờ xem những diễn biến sắp đến. Với những người đã trót “cuồng tín” ls Định, một hình ảnh đã sụp đổ. Nói như một “ai đó” là sao vụt tắt. Một người đã bị mất niềm tin thì còn gì mà mong chờ trong tương lai. Nhưng liệu mọi chuyện có thật như vậy, như một cuốn sách đã được xếp vào giá không?

    Ls Định nhận tội, người ta tự hỏi vì sao, lý do gì? Câu hỏi này có lẽ chỉ có mình ls Định (và thời gian) trả lời được, mọi sự nhận định cũng chỉ là sự phỏng đoán nhưng tôi cho đây là sự phỏng đoán có ý nghĩa bởi vì với bất cứ câu trả lời (mang tính phỏng đoán) nào cũng đều ảnh hưởng đến niềm tin không chỉ về một con người mà là vào cuộc sống, vào đất nước, xã hội

    Ls Định nhận tội do:

    1. LS Định “thành tâm hối cải”:

    Cho dù là do lo sợ hay do “nhận ra những việc làm sai trái của mình” thì đây cũng là một cái tát trời giáng vào những người đã tin vào anh Định. Có một câu nói là “người Việt Nam hèn nhát trong cá nhân và anh hùng trong trong tập thể”. Không phủ nhận một số người xem anh Định như một khuôn mẫu về tài đức. Họ đặt niềm tin vào anh Định như một biểu tượng chống lại những điều mà bấy lâu nay họ không dám nói ra. Và nay, biểu tượng của họ sụp đổ. Thật ra, vẫn còn người tin tưởng vào anh Định. Họ cho rằng anh Định đang đánh một nước cờ “khổ nhục kế”, lùi một bước để tiến ba bước, chờ thời cơ để nổi dậy lần nữa. Họ tin như thế vì những điều anh Định đã viết. Một người đã viết được những điều như thế, đã làm và có những kế hoạch như thế thì khó có thể thay đổi đột ngột trong một sớm một chiều được, và điều này cũng có lý của nó

    Có ý kiến khác cho rằng ls Định “đầu hàng” là một điều tất yếu vì thật ra ls Định chỉ là một trí thức sa-lông, một trí thức tháp ngà. Họ cho rằng ls Định quá ngây thơ, quá non nớt. Một người đã có ý định làm những điều lớn thì sao lại để bị lộ dễ dàng thế kia và với những việc làm lộ liễu như thế (bản tân hiến pháp, blog change we need…) và có vẻ, ls Định bấy lâu nay chưa được trải nghiệm, chưa được “thử thách” cộng thêm, với một người cuộc sống như thế (sự nghiệp, gia đình…) thì sự “đầu hàng” là điều không tránh khỏi.

    2. 2. LS Định dùng “khổ nhục kế”

    Khoảng 2 năm trước, 2 luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân đã bị bắt về tội tuyên truyền chống Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (điều 88) và bây giờ đến anh, một người cũng đã từng góp phần trong việc bào chữa họ. Chắc bây giờ anh cũng hiểu điều gì sẽ xảy ra với mình sắp tới. Nếu ta nhìn kỹ lại những việc anh làm thì sẽ thấy đây là một quyết định đúng đắn, ít nhất là trong thời điểm này (và tôi ủng hộ vào giả thiết này nhất)

    _ Thứ nhất: trước những bằng chứng không thể chối cãi, ls Định không thể nói không

    _ Thứ hai: (quan trọng hơn): anh bị bắt dựa trên điều 88 và nhìn vào chương “Xâm phạm an ninh quốc gia” thì tội ở điều 88 có hình phạt tương đối “dễ chịu” nhất. Như tôi nói ở bài trước, với những gì ls Định đã làm, người ta có thể khép tội anh dựa vào những điều 78, 79, 86…mà những tội đó hình phạt dĩ nhiên nặng hơn điều 88 nhiều. Là một luật sư, anh Định hoàn toàn biết rõ điều đõ và thà thừa nhận để chấp nhận một hình phạt nhẹ hơn là ngoan cố để bị khép vào tội nặng hơn

    _ Thứ ba: nếu nhìn lại vào bản tường trình viết tay của anh, ta sẽ thấy ls Định THỪA NHẬN những việc mình đã làm chứ không NHẬN TỘI như các báo đã đưa tin. Đây là 2 điều khác nhau. THỪA NHẬN nghĩa là anh khẳng định những việc anh đã làm, trong đó có việc sai có việc chưa sai trong khi NHẬN TỘI là hoàn toàn chấp nhận những tội người ta đã khép vào anh. Và trong bản tường trình, chúng ta sẽ thấy đây là một bản tường trình rất “thông minh”, khéo léo thừa nhận những tội nhỏ và nhẹ nhàng chối bỏ những tội to (entry của mamutcoixuong có bàn chi tiết vấn đề này)

    3. 3. LS Định là một quân bài của chính quyền

    Giả thiết này có vẻ khó nghe nhưng thử nhìn vào, ta sẽ thấy có một số điểm như sau:

    _ Những “con cá to”, những người cầm đầu, Nguyễn Sỹ Bình, Trần Huỳnh Duy Thức đều bị nêu tên, cái đầu đã bị túm

    _ Có tác dụng trấn áp (những người có âm mưu làm những việc “động trời” như thế kia đều đã bị bắt, không việc gì có thể qua được mắt chính quyền)

    _ Khoanh vùng thêm những đối tượng có “lập trường chính trị có vấn đề”. Rõ thấy nhất là qua blog Change We Need

    _ Dằn mặt những người (trí thức) có suy nghĩ trái chiều (ls Định là người chống lại vụ Bauxite và lại là người có và đã cất lên tiếng nói)

    _ Những luận tội về ls Định, bây giờ coi như đã chuyển hết sang Nguyễn Sỹ Bình

    (Có một giả thuyết nhưng rất khó xác định, đó là bắt những thành phần chống đối chỉ là bề nổi vì suy cho cùng, những thành phần này chưa làm được gì, lại quá yếu ớt. Việc dùng ls Định là để nhắm đến một mục đích khác, một bàn cân chính trị, ngoại giao chẳng hạn)

    Bản án nào sẽ dành cho LS Định?

    Vậy thì cho dù ls Định nhận tội vì lo sợ hay vì lý do nào đi chăng nữa thì bản án sắp tới đây (theo tôi) cũng sẽ nhẹ nhàng

    _ Nếu ls Định là người của nhà nước, những mục đích đã hoàn thành xong. Chính quyền chứng tỏ được sự an ninh (không gì có thể qua mặt được, một tổ chức lật đổ đã bị chặn đứng...). Có một số thỏa thuận nào đó giữa ls Định và chính quyền

    è Nếu giả thuyết này đúng thì vẫn có điểm yếu của nó: hơn ai hết, chính quyền nào cũng hiểu rõ lúc nào cũng có thành phần đối lập lại mình. Việc bắt giữ LCĐ (và mộ số người khác) tuy có tác dụng chứng tỏ sự an ninh nhưng việc đưa hình ảnh LCĐ như hình ảnh của một người đối kháng là một việc mạo hiểm vì nó lại càng củng cố thêm cho những người đối lập, tạo ra một tiền đề chống đối. Như một viên tuyết lăn từ trên đỉnh núi. Dập tắt hình ảnh của một kẻ chống đối thì dễ nhưng kéo theo sau đó là trận tuyết lở

    _ Nếu ls Định không phải là người của chính quyền thì với việc thừa nhận những việc mình làm, chính quyền không việc gì phải trừng phạt ls Định nghiêm khắc. Mục đích răn đe, trấn áp những thế lực đối lập đã xong, phạt nặng ls Định chỉ làm thổi bùng lên sự việc, biến hình ảnh ls Định thành một biểu tượng của sự chống đối và làm xấu đi hình ảnh của chính mình.

    _ Một điều quan trọng không kém, đó là trấn an giới quan sát nước ngoài trong sự việc này

    _ Vậy thì khả năng lớn là sẽ quản chế ls Định trong thời gian dài. Việc này có vừa có tác dụng loại bỏ sự nguy hiểm của ls Định (nếu có), vừa không làm to chuyện và vừa làm yên tâm những con mắt của nước ngoài về tình hình Việt Nam

    Trên đây là tất cả giả thuyết về những kịch bản sắp tới cho ls Lê Công Định, nhưng giả thuyết cũng chỉ là giả thuyết mọi câu trả lời đều nằm ở tương lai, những cuộc họp báo và phiên tòa xử sắp tới. Và như đã nói: Hãy chờ xem!

    (Nhân sự việc này mới thấy và nói lên một số điều: ở nước mình nó…

    _ Các cơ quan ở nước mình thì thật là…Ngoài những tờ báo tha hồ “cấu xé” đề tài này thì hôm nay đọc tin thấy Luật Sư Đoàn xóa tên Lê Công Định ra khỏi danh sách. Tòa chưa xử mà đã xóa tên như thế có đúng không? Hay mấy ông dựa vào cơ quan điều tra rằng ls Định vi phạm pháp luật và ls Định thừa nhận điều đó

    _ Một số vị thật là “can đảm” lên báo để “tấu hót” về vụ ls Định, trong đó có luật sư, sinh viên và có cả nhà sư nào nữa (thở dài)

    _ Nổi lên một hiện tượng nguy hiểm. Đó là một số người có vẻ lợi dụng thời điểm này để xích động những hành động nông nổi. “sự kiện Lê Công Định” có vẻ làm sốc nhiều người và lợi dụng sự mất bình tĩnh này, những lời kêu gọi này nọ có thể sẽ dẫn đến những hậu quả lớn)

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét