Thứ Năm, 6 tháng 8, 2009

    Bắc Hàn trả tự do cho 2 phóng viên Mỹ, một kịch bản sắp sẵn


    Việc chuyến đi thăm Bắc Hàn không báo trước của cựu tổng thống Bill Clinton và qua đó, 2 phóng viên Mỹ được thả tự do có lẽ là sự kiện đáng chú ý trong tuần này

    _ Có người gọi đây là “cuộc giải cứu”

    _ Nhiều người tán dương việc làm của ông Bill Clinton là đi vào “hang hùm”

    _ Người ta ca ngợi một nước Mỹ nhân đạo, quan tâm đến cả những công dân “hạng hai”

    Nhưng theo tôi, tất cả những việc này đều là những quân bài đã được sắp sẵn

    Đây là một cuộc giải cứu?

    Thật ra, việc Bắc Hàn thả 2 phóng viên người Mỹ là một điều sớm hay muộn (tất nhiên không phải sau 12 năm). Cùng với Iran, Bắc Hàn là đất nước đang bị mọi người “chú ý” mà dẫn đầu là Mỹ. Nếu nhìn qua qua Iran thì chúng ta sẽ thấy giữa 2 nước này có vài điểm tương tự.

    Cả 2 nước đều theo đuổi chương trình hạt nhân

    Cả 2 nước đều từng bị nước Mỹ liệt vào “trục ma quỷ”

    Từ đầu năm 2009, Iran đã bắt giữ một số công dân nước ngòai trong đó có 2 phóng viên đều làm việc cho Mỹ và tất cả đều được thả ra

    Vậy có thể nào nói rằng những hành động của nước này được nước kia theo dõi và làm theo, và ngược lại?

    Tháng sáu vừa qua, Bắc Hàn kết án 2 phóng viên người 12 năm tù khổ sai vì tội xâm nhập lãnh thổ bất hợp pháp cũng là thời điểm Bắc Hàn thực hiện một lọat hành động mà các nước gọi là “thách thức” (phóng hạt nhân, tên lửa…). Việc kết án này chúng ta có thể xem như con ếch cố gắng phình to như con bò để khi con bò bắt đầu “chợn” thì xẹp lại. Bắc Hàn có lẽ đã thành công. Các nước đều dè chừng “tên điên” này. Vậy là đã đến lúc “xẹp” Nhưng ai là người giúp nó xì hơi đây? Bắc Hàn không thể tự động tuyên bố phóng thích 2 nữ phóng viên và trong khi đó Mỹ cũng không thể nhượng bộ chính sách của mình để Bắc Hàn thả họ

    Và thật may (hay cũng do sắp đặt), ông Bill Clinton có mặt. Ông Clinton đã đến Bắc Hàn một cách “âm thầm”, nghĩa là chẳng âm thần gì cả. Mọi sự đều đã được chuẩn bị trước. Ông Clinton là một nhân vật thích hợp nhất vì:

    Ông Clinton giờ đã về hưu, đương nhiên sẽ không mang danh nghĩa của chính phủ

    Ông Clinton là một người có uy tín

    (và thêm một điều có lẽ hơi riêng tư, ông Clinton đi thì càng củng cố thêm uy tín của bà Hillary)

    Và như thế, không thể nói ông Clinton đến Bắc Hàn “âm thầm” để “giải cứu” 2 phóng viên Mỹ

    Ông Clinton đi vào “hang hùm”?

    Trong chuỵên này, hơn ai hết, Bắc Hàn là bên muốn thả 2 phóng viên nhất. Nếu việc bắt giữ và kết án mang ý nghĩa tạo áp lực với Mỹ thì việc thả mang ý nghĩa lớn hơn, đó là mở ra một con đường để 2 bên đi đến các thỏa thuận. Chính vì vậy, Bắc Hàn càng phải bảo đảm chuyến đi của ông Clinton.

    Nước Mỹ là một đất nước nhân đạo, quan tâm đến cả những công dân hạng 2 (2 phóng viên không phải là người Mỹ gốc)

    Tất nhiên, không thể phủ nhận nước Mỹ là một đất nước nhân đạo (trong nhiều mặt) nhưng đem chuyện này vào thì có lẽ không chính xác lắm. Thử nhìn vào lý lịch của 2 phóng viên này, tuy là người Mỹ gốc Hoa và gốc Hàn nhưng họ lại được sinh trưởng tại Mỹ và có chồng là người Mỹ. Hơn thế, vị thế của họ bây giờ rất quan trọng cho cả 2 nước nên việc ông Clinton đến “giải cứu” họ mang ý nghĩa chính trị hơn là nhân đạo

    Tổng kết chuyện này, nêu nói theo ngôn ngữ kinh doanh thì đây là một quyết định win – win

    _ Bắc Hàn mang tiếng nhân đạo và quan trọng hơn, những cuộc thỏa thuận sắp tới (sẽ phải có) sẽ dễ dàng hơn

    _ Mỹ được 2 phóng viên mà không phải mang tiếng chịu “nhún” trước Bắc Hàn

    _ Và ông Clinton được tiếng nhiều nhất: giỏi tài ngoại giao, nhân đạo và góp phần vào uy tín của bà Hillary (tất nhiên ông Clinton là người giỏi và nhân đạo)

    Nếu nhìn vào các cuộc thương thảo, chúng ta sẽ thấy trước khi đi đến một thỏa thuận nào, trước đó cũng sẽ có hàng lọat các họat động lobby. Ở đây, nhìn một cách tổng quát, chúng ta sẽ thấy đây chỉ là những bước đi cần phải có của một nước bài được sắp sẵn.

    Và nhìn lại vấn đề Việt Nam, sẽ có những họat động lobby nào đây? Ai sẽ được thả đây?

    1 nhận xét:

    1. Bài này có lẽ bác viết sau khi có một cái còm mên bên blog của em. Thế nên em xin có đôi nhời như sau:
      Hang hùm chỉ là một cách nói bóng gió của tôi. Nếu theo chiến dịch tuyên truyền "Red Scare" của Mỹ và phương Tây cũng như các màn tự bôi bẩn mình của cộng sản, thì việc một công dân Mỹ đi vào một quốc gia kiểu Bắc Triều Tiên thì cũng có thể gọi nôm na là đi vào hang hùm.
      Còn chuyến đi đó có nguy hiểm hay không thì là vấn đề ai cũng biết. Đừng nói đến ông Clinton, chứ ngay cả ông Bush tới Bình Nhưỡng thì cũng an toàn mà trở về, giời ạ (tất nhiên là với điều kiện Bình Nhưỡng đồng ý cho đáp máy bay xuống). Có ai đi giết công dân của nước khác theo kiểu đó không, dù là quốc gia thù địch và dù là công dân thường, đừng nói đến cựu tổng thống. Thế nên hang hùm như tôi nói chỉ là một cách bóng gió.
      Còn giải cứu cũng là một cách nói bóng gió khác. Vì chuyện hai cô gái này tự do không phải sau khi ông Clinton sang tận Bình Nhưỡng mới có kết quả.
      Trước đó rất lâu, sau khi kết án, có tin Bình Nhưỡng giam hai cô này trong nhà khách chứ không phải đi cải tạo như bản án. Tức BN muốn thả, nhưng thả thế nào cho không bị bẽ mặt mà thôi, cũng tương tự như vụ bắt Nguyễn Việt Chiến..., thả vì lý do nhân đạo là hợp lý nhất, để khỏi mang tiếng bị áp lực này nọ mà thả.
      Còn chuyện hai nước Mỹ và Bắc TT đã bàn nhau trước thì đã rõ. Cố vấn an ninh của ông Obama cũng đã thừa nhận ngay từ đầu rằng chúng tôi đã lốp bi trước:
      President Obama did not speak directly with Clinton before the mission. But his national security adviser, Gen. James L. Jones, contacted the former president to sound him out. The senior official said the administration did “due diligence” with the North Koreans in advance to ensure that if Clinton went, he would return with the women.

      http://www.thaindian.com/newsportal/world-news/clinton-did-not-apologise-to-north-koreas-kim-to-secure-journalists-release_100227853.html

      Trả lờiXóa