Thứ Ba, 4 tháng 5, 2010

    Chỉ tiêu xử phạt, "cũ người mới ta"

    Việc Phòng cảnh sát giao thông Hà Nội Giao chỉ tiêu xử phạt cho từng đội cảnh sát giao thông có thể làm cho một số người bất ngờ, khó chịu hoặc thậm chí bất bình. Điều này cũng có lý do khi hình ảnh người cảnh sát vốn đã không đẹp đẽ cho lắm trong mắt người dân. Có hàng tá câu hỏi được đặt ra với việc đặt chỉ tiêu xử phạt: Xử phạt tại sao lại đặt chỉ tiêu? Một khía cạnh mang tính pháp lý lại mang tính rất "kinh doanh". Liệu những người cảnh sát có vì cái chỉ tiêu kia mà chăm chăm xử phạt thay vì làm nhiệm vụ điều khiển giao thông, hoặc nếu không có đủ người để xử phạt thì các cảnh sát có kiếm cớ phạt để đủ "quota" không?
    Thật ra, khái niệm định mức xử phạt (ticket quota charges) không mới đối với các nước (cụ thể là nước Mỹ) khi có những ý kiến bức xúc cho rằng "chỉ có nước Việt Nam mình mới thế". Nhưng nếu bạn hỏi bất cứ nhân viên công lực hoặc nhân vật có thẩm quyền nào rằng có thực là có định mức xử phạt không thì bạn sẽ nhận được câu trả lời rất không thẳng thẳng từ họ (no...but...) kiểu như trước kia thì có, giờ thì không, hoặc tôi biết chỗ khác có nhưng chỗ chúng tôi thì không...Vì sao?
    Trước tiên, hãy đặt câu hỏi vì sao lại đặt chỉ tiêu xử phạt? Tại Mỹ
    _ Có những khu vực, dân cư khá thưa thớt và ổn định, các cảnh sát viên tuy vẫn phải tuần tra nhưng không nhiều việc lắm. Người ta e ngại rằng những viên chức này sẽ làm những việc riêng nhiều hơn là làm nhiệm vụ
    _ Và ngược lại, có những khu vực tình hình khá phức tạp nên phải cần đặt ra định mức để "giáo dục người dân"
    _ Mỗi khu vực đều có sở cảnh sát (police department) và những sở này mỗi tháng phải đảm bảo một quỹ nhất định. Tùy thuộc vào tình hình mà quỹ được điều chỉnh cho hợp lý. Để trả lương cho nhân viên, góp phần vào giao thông công chánh (người dân đỡ phải trả tiền thu phí đi đường)...
    _ Và có một chuyện khá là tế nhị. Bởi vì tại Mỹ, khi nhân viên làm việc quá đông và được trả lương theo giờ nên đặt chỉ định mực xử phạt mỗi giờ là cách để bảo toàn ngân quỹ nhất
    NHƯNG, định mức xử phạt này:
    _ Rất được kiểm tra chặc chẽ. Người ta căn cứ tình hình của từng khu vực, tuyến đường mà đưa ra định mức xử phạt hợp lý
    _ Những khoản xử phạt được chi thu một cách hợp lý và có kế hoặch
    _ Và cho dù vậy, những định mức này không bao giờ được nói ra một cách công khai bởi e ngại sẽ có phản ứng xấu từ công chúng
    Thậm chí, cũng có chính những người trong ngành cũng có lúc hiểu sai. Vì vậy, có những nơi người ta còn phải huấn luyện hoặc có một hướng dẫn (guideline) cho cảnh sát về những hạn mục nào cần xử phạt nhiều (lái xe quá tộc độ, cài dây an toàn, uồng rượu lái xe...) dựa vào những phân tích, thống kê
    Từ những điều trên, nhìn lại vấn đề ở nước ta, chúng ta thử đặt ra những vấn đề sẽ xảy ra với nó (dĩ nhiên mỗi nước có một bối cảnh, tình hình khác nhau, chúng ta chỉ có thể đem những vấn đề thật chung để đánh giá)
    _ Với cách đưa ra chỉ tiêu này, liệu có giảm bớt được nạn hối lộ ở nước ta hay không
    _ Định mức này dựa trên những cơ sở phân tích nào? và áp dụng ra sao ?
    _ Nếu trong trường hợp nào đó, tổ tuần tra không hoàn thành chỉ tiêu đề ra thì sao? ("Việc giao chỉ tiêu là để nâng cao trách nhiệm, khuyến khích cảnh sát làm tốt nhiệm vụ, còn việc xử phạt phải căn cứ vào tình hình thực tế vi phạm" - ông Nguyễn Duy Ngọc, trưởng phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội)
    _ Những khoản xử phạt này được kiểm tra ra sao và xử lý như thế nào?
    _ Khi quyền lực được trao thêm, nghĩa là áp lực và trách nhiệm sẽ nặng thêm hay nó sẽ được biện minh cho những hành động tiêu cực?
    Và còn đó những câu hỏi:
    _ Tại sao tình hình giao thông (nói chung) và của thủ đô (nói riêng) lại càng ngày phức tạp? có phải vì người dân ý thức kém đến như vậy hay thực sự có phải do lỗi của họ hay do tình trạng công chánh quá kém?
    _ Vai trò của các cơ quan chức năng ở đâu mà ở đây trước nhất là cảnh sát. Nếu "Việc giao chỉ tiêu là để nâng cao trách nhiệm, khuyến khích cảnh sát làm tốt nhiệm vụ" vậy thì trách nhiệm của những nhân viên công lực để làm gì khi người dân bỏ tiền ra nuôi họ để họ không làm tốt nhiệm vụ
    _ Trong trường hợp nếu những nhân viên công lực chỉ chăm chăm xử phạt thì còn thì giờ đâu để xử lý những công việc khác (mà những việc này lại là việc chính, điều khiển giao thông chẳng hạn)

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét